Công viên Địa chất Đăk Nông
Lượt xem:
Công viên địa chất Đắk Nông (sau đây gọi tắt là Công viên địa chất) nằm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn. Ranh giới của Công viên địa chất trải dài trên 05 huyện và 01 thị xã gồm huyện Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk GLong và thị xã Gia Nghĩa. Khu vực Công viên địa chất mang tính chất nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 11, tập trung trên 90% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau, lượng mưa không đáng kể, điều đặc biệt, nơi đây không phải chịu ảnh hưởng của các loại thời tiết khó chịu như rét đậm rét hại, hay các trận bão. Hệ thống sông suối dày đặc và phân bố tương đối đều khắp. Các sông chính chảy qua địa phận tỉnh gồm hai hệ thống sông chính là: Sông Sêrêpôk do hai nhánh sông Krông Knô và Krông Ana hợp lưu.
Công viên địa chất có Quốc lộ 14 nối thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền đông Nam bộ với các tỉnh Tây Nguyên, cách Thành phố Hồ Chí Minh 230km và cách Thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) 15 km; có Quốc lộ 28 nối Công viên địa chất Đắk Nông với Lâm Đồng (cách Thành phố Đà Lạt) 110km và Thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) 160km. Những giá trị của Công viên địa chất được thể hiện trên 3 lĩnh vực chủ yếu: Các giá trị về địa chất địa mạo, về văn hóa, về đa dạng sinh học môi trường.
Công viên địa chất có rất nhiều cảnh quan nổi tiếng, đẹp, mang nhiều giá trị như:
Cảnh quan của các thác nước (Thác Đ’ray Sáp, địa điểm: Xã Đắk Sôr, huyện Krông Nô. Đ’ray Sáp theo tiếng dân tộc Êđê, Đ’ray tức là thác và Sáp tức là khói, Thác Đ’ray Sáp tức là Thác Khói; Thác Đ’ray Sáp Thượng (Thác Gia Long), địa điểm: xã Đắk Sôr, huyện Krông Nô; Thác Liêng Nung, địa điểm: Xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa; Thác Trinh Nữ, địa điểm: Thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút; Thác Đ’ray Linh, địa điểm: xã EaPô, huyện Cư Jút; Thác Bảy tầng (tên gọi theo truyền thuyết: Thác Leng Jar), địa điểm: nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Nâm Nung, huyện Krông Nô; Thác Lưu Ly, địa điểm: xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song; Thác Gấu, địa điểm: Xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong. Thác Gấu là điểm di sản địa chất kiểu B – Địa mạo; Thác Cô Tiên, địa điểm: Xã Quảng Thành, thị xã Gia Nghĩa. Thác Cô Tiên là điểm di sản địa chất kiểu B – Địa mạo; Thác Trượt, địa điểm: Xã Đắk Som, huyện Đắk Glong; Thác Cột đá, địa điểm: Xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa)
Cảnh quan của các hang động núi lửa (Núi lửa Chư R’luh, địa điểm: xã Buôn Choah, huyện Krông Nô. Núi lửa Nâm Kar, địa điểm: Thôn Phú Sơn, xã Quảng Phú, huyện Krông Nô. Núi lửa Chư Pui, địa điểm: thị trấn Ea T’ling huyện Cư Jút. Núi lửa Nâm Gleh R’luh, địa điểm: xã Thuận An, huyện Đắk Mil. Núi lửa Nâm Dơng, địa điểm: xã Nam Dong, huyện Cư Jút.
Các hồ nước tự nhiên (Hồ Ea Snô (tên gọi theo truyền thuyết: Hang NDjông Pọ) địa điểm: xã Đắk Drô, huyện K’rông Nô. Hồ Trúc, địa điểm: thị trấn Eatling, huyện Cư Jút. Hồ Tây, địa điểm: thị trấn Đắk Mil, huyện Đắk Mil.
Bên cạnh đó công viên địa chất Đăk Nông còn có thêm các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể như (Di tích lịch sử Đường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh. Di tích lịch sử Địa điểm Chiến thắng Đồi 722 – Đắk Sắk, địa điểm: Thôn Thổ Hoàng 4, xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil. Di tích lịch sử lưu niệm N’Trang Gưh, địa điểm: xã Buôn Choah, huyện Krông Nô. Di tích lịch sử Địa điểm chiến thắng ấp chiến lược Hang No, địa điểm: thôn 8, xã Quảng Khê, huyện Đắk G’Long. Di tích lịch sử cách mạng Căn cứ kháng chiến B4 – Liên tỉnh IV (1959 – 1975) tại Nâm Nung, địa điểm: bắc Nâm Nung: xã Nâm Nung, huyện Krông Nô, nam Nâm Nung: xã Quảng Sơn, huyện Đắk G’Long. Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên. Không gian văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Nông. Sử thi M’nông – Ot N’drông. Ngoài ra còn có các giá trị đa dạng sinh học và môi trường như khu bảo tồn thiên nhiên Nâm Nung; Vườn Quốc gia Tà Đùng; Rừng đặc dụng cảnh quan D’Ray Sáp;Vườn quốc gia Yok Đôn.
Theo kết quả khảo sát, nghiên cứu sơ bộ mới đây của các nhà nghiên cứu, hang động ở đây phát triển có quy mô lớn nhất Đông Nam Á. Bên trong hang còn chứa đựng nhiều điều bí mật về địa chất tạo thành đa dạng sinh học (không loại trừ cả khảo cổ…) đang cần được nghiên cứu khám phá. Điều thú vị cho du khách và gây sự tò mò chú ý với các nhà nghiên cứu là các hang này hình thành trong đá bazan chứ không phải chứ không phải trong đá carbonat (đá vôi) như đa số hang động khác ở Việt Nam.
Với mục tiêu bảo tồn, quản lý và khai thác phát huy các giá trị di sản khu vực Krông Nô một cách hợp lý, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế – xã hội, các bước xây dựng, xác lập đầy đủ các di sản, đánh giá các giá trị di sản trình duyệt công nhận Công Viên địa chất quốc gia hướng tới Công Viên địa chất toàn cầu cho khu vực Krông Nô, qua đó đạt được ba mục tiêu là: Bảo tồn di sản, nâng cao nhận thức cộng đồng và phát triển kinh tế bền vững.
Tin, bài: Lê Thị Hạnh