Giới thiệu
I. LỊCH SỬ THÀNH LẬP
Trường THPT Đăk Song được thành lập theo Quyết định số 132/2003/QĐ-UB ngày 16 tháng 12 năm 2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Lăk, trên cơ sở tách ra từ trường THPT Đăk Mil. Trường đóng chân trên địa bàn thị trấn Đức An, huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông; cách thị xã Gia Nghĩa 40 km về phía Tây Bắc.. Là một huyện mới, điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn nhưng Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Đăk Song rất quan tâm đến giáo dục. Đến năm 2010, từ ngôi trường này đã được tách và thành lập mới trường THPT Phan Đình Phùng tại xã ĐăkNDRung, huyện Đăk Song theo quyết đinh số 49/QĐ-UBND ngày 01 tháng 4 năm 2010 của UBND tỉnh Đăk Nông. Từ năm học 2016-2017, từ Trường tách thêm Trường THPT Lương Thế Vình (xã Thuận Hạnh)
Năm học 2021-2022, trường có 23 lớp với 1005 HS ở 03 khối lớp và 60 cán bộ, giáo viên nhân viên, 100% cán bộ, giáo viên nhân viên đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó có 05 thạc sĩ. Vượt qua bao khó khăn, tập thể sư phạm đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Vì vậy CLGD từng bước được nâng lên. Kết quả thi tốt nghiệp THPT cao hơn mặt bằng chung của tỉnh, số lượng giải các kỳ thi HS giỏi tăng dần, tỷ lệ HS đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng hằng năm được nâng lên. Tính đến nay trường đã đạt 06 giải khuyến khích Quốc gia, 19 huy chương Olympic 30/4.
Chi bộ hiện có 31 đảng viên, chi ủy có 05 đồng chí; Công đoàn nhà trường có 60 đoàn viên lao động; Đoàn trường có 24 chi đoàn, trong đó 01 chi đoàn CBGV và 23 chi đoàn HS có 680 đoàn viên; Hội LHTN có 495 thanh niên; và các tổ chức khác thành lập và hoạt động theo quy định của Điều lệ trường. Hiện nay trường được công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3 giai đoạn 2015 – 2020 và đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2016 – 2021 và tiếp tục được công nhận trường THPT chuẩn quốc gia giai đoạn 2021-2026
II. GIẢNG DẠY CÁC GIỜ CHÍNH KHÓA
– Thực hiện phân phối chương trình và nội dung giảng dạy môn chuyên và môn không chuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định theo hướng vừa sức với học sinh, đồng thời đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu về giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn của nhà trường
– Giáo viên lên lớp có bài soạn đày đủ theo đúng quy định của Sở Giáo dục – Đào tạo. Chú trọng việc soạn giáo án bằng máy vi tính và ứng dụng các phần mềm, phương tiện dạy học hiện đại phù hợp với từng bộ môn.
– Thực hiện đầy đủ và hiệu quả các tiết dạy có thí nghiệm, thực hành
III. VỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CỦA CÁC ĐỘI TUYỂN
– Thực hiện nghiêm túc nội dung và kế hoạch bồi dưỡng các đội tuyển. Từng tổ chuyên môn có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ viên và qui định rõ kế hoạch thực hiện công tác bồi dưỡng các đội tuyển.
– Tùy đặc thù bộ môn để từng tổ chuyên môn đề xuất các biện pháp và trực tiếp tổ chức học sinh hoạt động nhằm nâng cao kiến thức bộ môn như thành lập các Câu lạc bộ, từng tổ chuyên môn có thể đề nghị nhà trường đánh giá, tuyên dương và khen thưởng các hoạt động này trong các giờ chào cờ và dịp tổng kết các đợt thi đua của trường.
– Nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn để có trao đổi thảo luận về nội dung, phương pháp bồi dưỡng các đội tuyển.
– Nghiên cứu và đề xuất với Giám đốc Sở, Phòng THPT và các phòng liên quan của Sở Giáo dục – Đào tạo về hình thức tổ chức thi, chọn đội tuyển 12 và biện pháp thực hiện bồi dưỡng các đội tuyển quốc gia, đặc biệt là kế hoạch đưa học sinh đi tập huấn, mời các giáo viên các tỉnh bạn, hoặc ở Hà Nội trực tiếp giảng dạy cho đội tuyển của trường và thành phố.
– Chủ động chuẩn bị sớm, tham gia và đạt giải cao các cuộc thi: Thi sáng tạo kỹ thuật, Đường lên đỉnh Olympia, Thi tin học trẻ không chuyên; thi viết như quốc tế UPU,…
IV.VỀ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ, THỂ DỤC THỂ THAO VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC
1. Về hoạt động ngoài giờ
– Bố trí thời gian, nội dung và phương thức hoạt động hợp lý nhằm thực hiện đầy đủ các hoạt động ngoài giờ, các hoạt động theo chủ điểm mà Sở Giáo dục – Đào tạo đã triển khai từ đầu năm học. Chú trọng giáo dục, rèn luyện thể chất, giáo dục thẩm mỹ cho học sinh
– Thực hiện tôt các hoạt động theo chương trình của Công đoàn ngành và Đoàn thanh niên cấp trên đề ra; đồng thời tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các đoàn thể nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của từng đoàn viên.
2. Thể dục thể thao
– Chú trọng giáo dục thể chất, giáo dục sức khỏe và năng khiếu cho học sinh. Tổ chức tốt việc theo dõi sức khỏe và thể chất của cán bộ và học sinh.
– Có kế hoạch sớm về các hoạt động TDTT trong nhà trường để tham gia tốt và đạt thứ hạng cao các giải thể thao học thành phố.
– Thông qua Công đoàn để có thể tổ chức các hoạt động văn hóa – thể thao trong cán bộ – công chức nhà trường.
3. Một số hoạt động khác
– Phối hợp chặt chẽ với Hội cha mẹ học sinh để thực hiện tốt các nội dung, chương trình giáo dục của nhà trường.
– Thông qua việc phối hợp chặt chẽ với Hội khuyến học huyện, thực hiện tốt công tác khuyến học, khuyến tài. Đồng thời tăng cường vận động các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tài trợ học bổng, hổ trợ tổ chức các hoạt động khuyến khích tài năng trẻ.
– Phối hợp với các cơ quan đơn vị ngoài trường để đẩy mạnh các hoạt động giáo dục. Tiếp tục củng cố và tăng cường mối quan hệ với các đơn vị quân đội trong việc giảng dạy, học tập bộ môn Giáo dục Quốc phòng; đồng thời mở rộng các mối quan hệ đối với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh, các trường Đại học, Cao đẳng để tăng cường công tác ngoại khóa, góp phần xã hội hóa giáo dục.