Luật an ninh mạng và trách nhiệm của Tuổi trẻ Nhà trường

Lượt xem:

Đọc bài viết

          Trong những năm gần đây, không thể phủ nhận Internet đã là một phần vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng thứ gì cũng có hai mặt của nó và để hạn chế tối thiểu những hậu quả mà mạng Internet mang lại khi không được sử dụng một cách lành mạnh, Luật an ninh mạng đã ra đời.

Luật an ninh mạng được Quốc hội Việt Nam khóa XIV (2016-2021) biểu quyết thông qua vào ngày 12 tháng 6 năm 2108 và bắt đầu chính thức có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2019. Gồm 7 chương, 43 điều quy định về hoạt động bảo vệ anh ninh Quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng, bên cạnh đó là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. An ninh mạng được định nghĩa là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh Quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bảo vệ an ninh mạng là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm trong lĩnh vực này.

 Luật an ninh mạng bắt đầu chính thức có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2019

Điều 8 của Luật an ninh mạng có chỉ rõ các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng khi luật này có hiệu lực bao gồm:

  1. Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây:
  2. a) Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này;
  3. b) Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  4. c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;
  5. d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;

đ) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng;

  1. e) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.
  2. Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
  3. Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống  xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của người khác.
  4. Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
  5. Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích   hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.
  6. Hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.

Thực tế cho thấy, sau khi Luật an ninh mạng có hiệu lực những thông tin sai lệch sự thật, ảnh hưởng tiêu cực hay kích động người đọc đã được xử lí một cách nhanh nhất. Điển hình như trong thời gian gần đây, khi mà bệnh COVID – 19 đang hoành hành, các bài viết không đúng sự thật gây hoang mang dư luận không những được gỡ, mà người đăng còn phải nhận được những hình phạt phù hợp, thích đáng.

Quả thực, Luật an ninh mạng đã và đang mang lại những tín hiệu tích cực trong không gian mạng.

Là một Bí thư chi đoàn, ngoài việc tìm hiểu kĩ về luật an ninh mạng, tôi đã cùng với BCH Chi đoàn lớp tuyên truyền cho các ĐVTN trong chi đoàn mình những điều cơ bản, thiết yếu, hữu ích nhất về Luật an ninh mạng. Tôi cũng thiết nghĩ rằng các bạn trẻ cần phải tự trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về mạng, sử dụng mạng hợp lí và trên hết phải có tinh thần tự giác, trách nhiệm cao khi sử dụng mạng để không vi phạm pháp luật và phát huy hết những lợi ích mà mạng internet mang lại, cũng như phát triển được bản thân dựa vào việc sử dụng nó.

Nguyễn Thu Trang – BTCĐ 10C1