Vật lý và cuộc sống (Thân Lê)

Lượt xem:

Đọc bài viết

VẬT LÝ & CUỘC SỐNG

— Lê Văn Thân, TPCM Tổ KHTN —

    Vật lý thuộc môn khoa học tự nhiên với rất nhiều lĩnh vực vận dụng cả vĩ mô lẫn vi mô.

    Nếu không có Vật lý

        + Liệu chúng ta có những thiết bị công nghệ như hiện nay ?

        + Liệu chúng ta có thể phát triển công nghiệp như hiện nay ?

        + Liệu chúng ta có thể nhìn sâu thẳm vào vũ trụ xa xôi như ngày nay ?

    Đấy là những lĩnh vực vĩ mô mà môn vật lý mang lại để xã hội phát triển. Vậy với cuộc sống hàng ngày liệu kiến thức vật lý có giúp chúng ta giải quyết được những khó khăn trước mắt ? .

    Nếu chúng ta yêu thích môn vật lý yêu thích khoa học, yêu thích sự sáng tạo thì kiến thức vật lý cũng giúp chúng ta giải quyết rất nhiều vấn đề tồn tại hàng ngày trong cuộc sống.

    Những tình huống có thể giải quyết dựa vào kiến thức vật lý:

  1. Làm gì khi có những bóng điện hỏng, mạch điện tử hỏng?

    Chúng ta thường đập bỏ, vứt rọt rác tuy nhiên làm vậy không hẳn đã đúng cách.

   +  Với mạch điện tử hỏng như trong các đồ chơi ta nên bỏ ngay vì có chứa lượng thiếc, chì những chất này là những chất phóng xạ mạnh do đó ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe đặc biệt là trẻ em, nên ta cần bỏ ngay những mạch điện tử hư hỏng.

   + Với bóng đèn hỏng khi vứt bỏ không nên làm chúng vỡ vì nó có chứa lượng hơi thủy ngân và một số khí. Thủy ngân là dạng kim loại lỏng dể lẩn vào các vật sinh hoạt hàng ngày và nó là loại chất rất độc với cơ thể người và động vật, khi hít phải lượng thủy ngân nhiều sẽ gây đột biến gen.

    Như vậy “nên bỏ ngay các mạnh điện tử hỏng”“không nên đập bóng đèn đã cháy”.

  1. Điện liên quan gì đến cháy nổ ?

    Theo thống kê 80% cháy nổ ở khu dân cư,khu công nghiệp,thương mại là do chập điện xảy ra. Theo kiến thức vật lý chập điện (còn gọi là đoản mạch) thường sinh ra tia lửa điện rất mạnh với nhiệt độ rất cao nên dể gây ra cháy các vật dụng xung quanh rất nhanh. Do vậy chúng ta tuyệt đối không đẻ bảng điện nơi ẩm ướt, nơi có chất dể cháy như xốp, vải…(bảng điện là nơi hay sinh ra tia lửa điện thông qua công tắc), khi dẫn điện nên dùng lớp dây bọc an toàn, trong hệ thống điện cần sử dụng aptomat chống chập điện.

     Như vậy chúng ta sẽ giảm được rất nhiều nguy cơ xảy ra cháy nổ.

  1. Có nên sống gần điện cao thế, trạm biến áp?

    Điện cao thế sinh ra lượng điện từ trường rất mạnh, điện từ trường này nó tồn tại ở dạng sóng có bước sóng cực ngắn, nếu tiếp xúc trong thời gian lâu những cơ thể sống gồm người và động vật giảm tuổi thọ rõ rệt, ngoài ra nó còn ảnh hưởng lớn đến hệ thần khinh trung ương.

    Gần các trạm biến áp thường xuyên xảy ra quá trình phóng điện khi có mưa giông và nguy cơ nhận các tia sét rất nhiều, những tia sét này có điện áp hàng chục ngàn KV nên rất nguy hiểm.

    Chúng ta tuyệt đối không nên sống gần điện cao thế và trạm biến áp sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.

  1. Kiến thức vật lý có liên quan đến mắc dị vật trong họng?

    Hàng ngày đăc biệt trẻ nhỏ khi bố mẹ sơ ý dể dẫn đến việc trẻ bị mắc dị vật trong họng (hạt nhãn,hạt chôm chôm…), khi đó bố mẹ hay hoang mang làm đủ mọi cách và nếu không đúng trẻ dễ gặp nguy hiểm.

    Ta nên dốc ngược đầu bé xuống vỗ nhiều lần vào lưng đồng thời vuốt nhẹ (vì dưới tác dụng của trọng lực các dị vật sẽ bật khỏi thanh quản và rơi ra) lúc này đưa trẻ đến trạm y tế để kiểm tra.

  1. Cần những gì khi đi dưới trời nắng nóng cho khoa học?

    Ánh nắng mặt trời chứa rất nhiều tia tử ngoại (tia UV), những loại tia này ảnh hưởng trực tiếp đến da hủy hoại tế bào và nếu lâu dài có thể gây ung thư da. Tia UV bị hấp thụ mạnh bởi nước và thủy tinh ngoài ra ánh sáng bị hấp thụ mạnh bởi vật màu đen.

    Do đó khi đi nắng nóng nên: Đeo kính tối màu để bảo vệ mắt, mặc áo màu tối và chất liệu thường bằng ni lông, nhựa để hạn chế tối đa tia UV.

    Hy vọng rằng những kiến thức này giúp chúng ta vận dụng để cuộc sống tốt đẹp hơn.